Chẩn đoán và gắp thành công ca dị vật phế quản bỏ quên.
Chẩn đoán và gắp thành công ca dị vật phế quản bỏ quên.
Bệnh viện Phổi Hải Dương
30-05-2023 | 00:00
Khoa Nội 1 - Bệnh viện Phổi Hải Dương chẩn đoán và gắp thành công ca dị vật phế quản bỏ quên.
Khuôn viên khoa Nội 1
Bệnh nhân Vũ Đình T. 61 tuổi, quê quán ở thôn Tòng Hóa, xã Đoàn Kết, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Ông cho biết bản thân có tiền sử đái tháo đường và 11 năm nay đã phải đi khám nhiều nơi, điều trị nhiều đợt vì viêm phổi. Lần này, xuất hiện ho thủng thẳng, kèm theo nặng tức ngực, khó thở nhẹ khi đi lại và làm việc, ông đã uống thuốc kháng sinh tại nhà 5 ngày nhưng không đỡ. Gia đình nghi ông bị u phổi, đã đưa ông đến khám và điều trị tại Bệnh viện Phổi Hải Dương – là cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa phổi uy tín hàng đầu của tỉnh.
Ngày 15/5/2023, khoa Nội 1 tiếp nhận trường hợp bệnh nhân Vũ Đình T., các bác sỹ trong khoa đã nhanh chóng cho bệnh nhân làm các xét nghiệm cần thiết để đánh giá tình trạng hô hấp. Dựa trên hình ảnh CTScanner lồng ngực 32 dãy, bác sỹ nghi ngờ ông Vũ Đình T. có dị vật tại vị trí phế quản thùy dưới phổi bên phải, gây cản trở đường thở dẫn đến viêm phổi tái diễn nhiều lần.
Hình ảnh CTscanner trước khi nội soi phế quản (vị trí nghi dị vật: mũi tên đỏ)
Bệnh nhân được chỉ định nội soi phế quản gắp dị vật và được giải thích về các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trong quá trình làm thủ thuật. Do e ngại về tai biến và bệnh lý đi kèm, bệnh nhân đã từ chối thực hiện nội soi phế quản. Không để bệnh nhân bỏ qua cơ hội điều trị khỏi bệnh, bác sỹ và nhân viên y tế trong khoa Nội 1 đã động viên tinh thần bệnh nhân và gia đình nhiều lần, giúp bệnh nhân vượt qua chướng ngại về tâm lý.
Ngày thứ 4 nhập viện, ông T. được tiến hành gắp dị vật, ê kíp nội soi gắp ra một đoạn xương dài 3cm rộng 1cm, có đầu sắc nhọn nằm vắt ngang miệng phế quản thùy dưới phổi bên phải. May mắn cho ông T., đoạn xương trên không đi quá sâu vào đường thở gây bít tắc hoàn toàn hoặc làm thủng rách đường thở dẫn đến tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất; đây là biến chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng do những dị vật sắc nhọn gây ra.Bệnh nhân sau khi gắp dị vật được tiếp tục điều trị kháng sinh, giảm viêm giải quyết hậu quả do dị vật lâu năm để lại tại khoa Nội 1. Hiện tại, sức khỏe bệnh nhân ổn định và chuẩn bị ra viện.
Hình ảnh dị vật xương trước và sau khi gắp (Hình ảnh đã được sự đồng ý của người bệnh)
Dị vật đường thở là tai nạn khá thường gặp và nguy hiểm ở cả người lớn và trẻ em, nhất là trẻ dưới 4 tuổi (chiếm 75%). Đây là một cấp cứu nội khoa với tình trạng dị vật mắc lại trên đường hô hấp từ thanh quản đến phế quản, trường hợp nặng có thể gây bít tắc đường thở dẫn đến suy hô hấp, tử vong. Có nhiều loại dị vật đường thở khác nhau, bao gồm các dị vật qua được đường mũi và đường miệng; các dị vật vô cơ (ghim, khuy áo, cặp tóc…), dị vật hữu cơ (loại gây nhiễm trùng: thực phẩm, xương, vảy, da…; loại gây nhiễm độc: nilon, nhựa tổng hợp, đồ vật có dầu…). Các triệu chứng gợi ý dị vật đường thở có thể gặp:
- Hội chứng xâm nhập: là các triệu chứng cấp tính sau sặc như ho sặc sụa, tím tái, vã mồ hôi, khó thở dữ dội, thậm chí suy hô hấp.
- Nhiều trường hợp sau khi bị sặc không có triệu chứng hoặc cho rằng dị vật đã ra ngoài. Một thời gian sau xuất hiện tình trạng nhiễm trùng ở phổi tái đi tái lại có kèm triệu chứng ho khạc đờm kéo dài, ho ra máu, sốt dai dẳng, khó thở, thở khò khè…
Ths.Bs Nguyễn Thị Hương Giang thăm khám cho bệnh nhân Vũ Đình T. trước khi được xuất viện (Hình ảnh đã được sự đồng ý của người bệnh).
Để phòng tránh dị vật đường thở, chúng ta phải tuân thủ các nguyên tắc sau: không cho trẻ chơi đồ vật quá nhỏ hoặc vật tròn, nhẵn như viên bi, hạt lạc…; tránh sặc cho người già bằng cách ăn đồ dễ tiêu, dễ nuốt, ăn từ từ, không ăn khi nằm; tránh cười đùa, chạy nhảy trong khi ăn; trường hợp hóc, sặc cần sơ cứu tại chỗ và đưa đến cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để được chăm sóc y tế kịp thời. Trong trường hợp nghi ngờ dị vật đường thở có thể đến Bệnh viện Phổi Hải Dương để được thăm khám và điều trị; cần giải đáp thắc mắc liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0964.911.616 – 0982.155.858.
Ths.Bs Nguyễn Thị Hương Giang
Đã tặng
694
43
37
134
Bạn đọc thấy nội dung hay hãy ấn tặng sao, tác
giả sẽ thêm động lực viết bài báo khác hay hơn, cảm ơn bạn.
Bình luận
Nguyen Luu
Rất hay, bs Giang. Cảm ơn các bạn!
Nguyễn Giang
Cháu cảm ơn chú ạ
Ngô Thị Thảo- Sở tài nguyên môi trường tỉnh Hải Dương
Thật tuyệt vời- thế hệ trẻ đầy tài năng
Đạt XQ
Ơ mây zing bài viết hay lắm chị
Vũ công hoan
Rất tuyệt vời, càng ngày các thày thuốc bv phổi càng có trình độ chuyên sâu cao để phục vụ nhân dân.
Khuôn viên khoa Nội 1
Bệnh nhân Vũ Đình T. 61 tuổi, quê quán ở thôn Tòng Hóa, xã Đoàn Kết, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Ông cho biết bản thân có tiền sử đái tháo đường và 11 năm nay đã phải đi khám nhiều nơi, điều trị nhiều đợt vì viêm phổi. Lần này, xuất hiện ho thủng thẳng, kèm theo nặng tức ngực, khó thở nhẹ khi đi lại và làm việc, ông đã uống thuốc kháng sinh tại nhà 5 ngày nhưng không đỡ. Gia đình nghi ông bị u phổi, đã đưa ông đến khám và điều trị tại Bệnh viện Phổi Hải Dương – là cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa phổi uy tín hàng đầu của tỉnh.
Ngày 15/5/2023, khoa Nội 1 tiếp nhận trường hợp bệnh nhân Vũ Đình T., các bác sỹ trong khoa đã nhanh chóng cho bệnh nhân làm các xét nghiệm cần thiết để đánh giá tình trạng hô hấp. Dựa trên hình ảnh CTScanner lồng ngực 32 dãy, bác sỹ nghi ngờ ông Vũ Đình T. có dị vật tại vị trí phế quản thùy dưới phổi bên phải, gây cản trở đường thở dẫn đến viêm phổi tái diễn nhiều lần.
Hình ảnh CTscanner trước khi nội soi phế quản (vị trí nghi dị vật: mũi tên đỏ)
Bệnh nhân được chỉ định nội soi phế quản gắp dị vật và được giải thích về các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trong quá trình làm thủ thuật. Do e ngại về tai biến và bệnh lý đi kèm, bệnh nhân đã từ chối thực hiện nội soi phế quản. Không để bệnh nhân bỏ qua cơ hội điều trị khỏi bệnh, bác sỹ và nhân viên y tế trong khoa Nội 1 đã động viên tinh thần bệnh nhân và gia đình nhiều lần, giúp bệnh nhân vượt qua chướng ngại về tâm lý.
Ngày thứ 4 nhập viện, ông T. được tiến hành gắp dị vật, ê kíp nội soi gắp ra một đoạn xương dài 3cm rộng 1cm, có đầu sắc nhọn nằm vắt ngang miệng phế quản thùy dưới phổi bên phải. May mắn cho ông T., đoạn xương trên không đi quá sâu vào đường thở gây bít tắc hoàn toàn hoặc làm thủng rách đường thở dẫn đến tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất; đây là biến chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng do những dị vật sắc nhọn gây ra. Bệnh nhân sau khi gắp dị vật được tiếp tục điều trị kháng sinh, giảm viêm giải quyết hậu quả do dị vật lâu năm để lại tại khoa Nội 1. Hiện tại, sức khỏe bệnh nhân ổn định và chuẩn bị ra viện.
Hình ảnh dị vật xương trước và sau khi gắp (Hình ảnh đã được sự đồng ý của người bệnh)
Dị vật đường thở là tai nạn khá thường gặp và nguy hiểm ở cả người lớn và trẻ em, nhất là trẻ dưới 4 tuổi (chiếm 75%). Đây là một cấp cứu nội khoa với tình trạng dị vật mắc lại trên đường hô hấp từ thanh quản đến phế quản, trường hợp nặng có thể gây bít tắc đường thở dẫn đến suy hô hấp, tử vong. Có nhiều loại dị vật đường thở khác nhau, bao gồm các dị vật qua được đường mũi và đường miệng; các dị vật vô cơ (ghim, khuy áo, cặp tóc…), dị vật hữu cơ (loại gây nhiễm trùng: thực phẩm, xương, vảy, da…; loại gây nhiễm độc: nilon, nhựa tổng hợp, đồ vật có dầu…). Các triệu chứng gợi ý dị vật đường thở có thể gặp:
- Hội chứng xâm nhập: là các triệu chứng cấp tính sau sặc như ho sặc sụa, tím tái, vã mồ hôi, khó thở dữ dội, thậm chí suy hô hấp.
- Nhiều trường hợp sau khi bị sặc không có triệu chứng hoặc cho rằng dị vật đã ra ngoài. Một thời gian sau xuất hiện tình trạng nhiễm trùng ở phổi tái đi tái lại có kèm triệu chứng ho khạc đờm kéo dài, ho ra máu, sốt dai dẳng, khó thở, thở khò khè…
Ths.Bs Nguyễn Thị Hương Giang thăm khám cho bệnh nhân Vũ Đình T. trước khi được xuất viện (Hình ảnh đã được sự đồng ý của người bệnh).
Để phòng tránh dị vật đường thở, chúng ta phải tuân thủ các nguyên tắc sau: không cho trẻ chơi đồ vật quá nhỏ hoặc vật tròn, nhẵn như viên bi, hạt lạc…; tránh sặc cho người già bằng cách ăn đồ dễ tiêu, dễ nuốt, ăn từ từ, không ăn khi nằm; tránh cười đùa, chạy nhảy trong khi ăn; trường hợp hóc, sặc cần sơ cứu tại chỗ và đưa đến cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để được chăm sóc y tế kịp thời. Trong trường hợp nghi ngờ dị vật đường thở có thể đến Bệnh viện Phổi Hải Dương để được thăm khám và điều trị; cần giải đáp thắc mắc liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0964.911.616 – 0982.155.858.
Ths.Bs Nguyễn Thị Hương Giang