Tổ chức hội thảo sinh hoạt khoa học định kỳ tháng 11.
Tổ chức hội thảo sinh hoạt khoa học định kỳ tháng 11.
Bệnh viện Phổi Hải Dương
24-11-2022 | 00:00
Chiều ngày 24/11/2022, Bệnh viện Phổi Hải Dương tổ chức buổi Sinh hoạt khoa học định kỳ tháng 11 chủ đề “ICS/LABA trong điều trị COPD nhiều đợt cấp” Và “Siêu âm phổi trong hồi sức cấp cứu”.
Hội thảo có sự tham dự của Ts Nguyễn Văn Lưu - Giám đốc Bệnh viện, BsCKII Phan Thị Hoài Thu - PGĐ, Ths.Bs Trần Thị Mai - PGĐ, cùng các bác sỹ và dược sỹ lâm sàng.
• Hội thảo này giới thiệu 02 chủ đề chính gồm:
* Chủ đề thứ nhất:
ICS/LABA trong điều trị COPD nhiều đợt cấp doBsCKII Nguyễn Thị Lê, Trưởng khoa Bệnh phổi trình bày. COPD là bệnh không lây nhiễm ở cộng đồng nhưng gây ảnh hưởng nặng nề cả về chất lượng cuộc sống và kinh tế cho người bệnh. Bài báo cáo của Bs Lê tập trung vào các nội dung về gánh nặng bệnh tật của đợt cấp COPD, cơ chế viêm trong COPD, điều trị COPD nhiều đợt cấp và Kinh tế y tế trong quản lý COPD.
BsCKII Nguyễn Thị Lê, Trưởng khoa Bệnh phổi
Bài báo cáo đã cập nhật những kiến thức mới nhất về ICS/LABA trong điều trị COPD nhiều đợt cấp Xem chi tiết tại đây.
Hội thảo khoa học đã dành thời gian thảo luận sôi nổi với nhiều câu hỏi của các bác sỹ thực hành. Cùng với các câu hỏi xoay quanh vần đề sử dụng ICS-LABA còn có nhiều câu hỏi trao đổi về cách xử trí đợt cấp COPD, nhất là đợt cấp nặng. Thông qua các câu hỏi này đã cung cấp kiến thức cập nhật cho các bác sỹ thực hành, trong quản lý và điều trị COPD.
* Chủ đề thứ hai:
Siêu âm phổi trong hồi sức cấp cứu do BsCKI Đỗ Đức Hiệp, Khoa Hồi sức cấp cứu trình bày Xem chi tiết tại đây.
Năm 2015 Hội suy tim (ESC/HFA) và Hội cấp cứu (EUSEM) châu Âu đã đưa ra khuyến cáo “Siêu âm phổi nên là xét nghiệm đầu tiên để đánh giá ứ huyết phổi ở những bệnh nhân nghi ngờ suy tim cấp”. Siêu âm phổi có ưu điểm là nhanh, không xâm lấn, có thể làm lại nhiều lần và có độ chính xác cao để giúp các bác sĩ xác định nhanh nhất các bất thường xảy ra tại màng phổi và phổi như xẹp phổi, tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi....
* Các dấu hiệu trong siêu âm phổi:
Thông qua một trường hợp bệnh cụ thể, BsCKI Đỗ Đức Hiệp đã chia sẻ vai trò của siêu âm phổi trong chẩn đoán ca bệnh để từ đó có hướng xử trí hiệu quả, đem lại niềm hy vọng cho người bệnh.
BsCKI Đỗ Đức Hiệp, Khoa Hồi sức cấp cứu
Những thông tin hữu ích mà các báo cáo viên chia sẻ trong Hội thảo lần này đã phần nào cung cấp kiến thức rất bổ ích cho các bác sĩ lâm sàng trong điều trị bệnh hô hấp.
Ths Phạm Thị Hoa
Đã tặng
10
0
0
6
Bạn đọc thấy nội dung hay hãy ấn tặng sao, tác
giả sẽ thêm động lực viết bài báo khác hay hơn, cảm ơn bạn.
Hội thảo có sự tham dự của Ts Nguyễn Văn Lưu - Giám đốc Bệnh viện, BsCKII Phan Thị Hoài Thu - PGĐ, Ths.Bs Trần Thị Mai - PGĐ, cùng các bác sỹ và dược sỹ lâm sàng.
• Hội thảo này giới thiệu 02 chủ đề chính gồm:
* Chủ đề thứ nhất:
ICS/LABA trong điều trị COPD nhiều đợt cấp do BsCKII Nguyễn Thị Lê, Trưởng khoa Bệnh phổi trình bày. COPD là bệnh không lây nhiễm ở cộng đồng nhưng gây ảnh hưởng nặng nề cả về chất lượng cuộc sống và kinh tế cho người bệnh. Bài báo cáo của Bs Lê tập trung vào các nội dung về gánh nặng bệnh tật của đợt cấp COPD, cơ chế viêm trong COPD, điều trị COPD nhiều đợt cấp và Kinh tế y tế trong quản lý COPD.
BsCKII Nguyễn Thị Lê, Trưởng khoa Bệnh phổi
Bài báo cáo đã cập nhật những kiến thức mới nhất về ICS/LABA trong điều trị COPD nhiều đợt cấp Xem chi tiết tại đây.
Hội thảo khoa học đã dành thời gian thảo luận sôi nổi với nhiều câu hỏi của các bác sỹ thực hành. Cùng với các câu hỏi xoay quanh vần đề sử dụng ICS-LABA còn có nhiều câu hỏi trao đổi về cách xử trí đợt cấp COPD, nhất là đợt cấp nặng. Thông qua các câu hỏi này đã cung cấp kiến thức cập nhật cho các bác sỹ thực hành, trong quản lý và điều trị COPD.
* Chủ đề thứ hai:
Siêu âm phổi trong hồi sức cấp cứu do BsCKI Đỗ Đức Hiệp, Khoa Hồi sức cấp cứu trình bày Xem chi tiết tại đây.
Năm 2015 Hội suy tim (ESC/HFA) và Hội cấp cứu (EUSEM) châu Âu đã đưa ra khuyến cáo “Siêu âm phổi nên là xét nghiệm đầu tiên để đánh giá ứ huyết phổi ở những bệnh nhân nghi ngờ suy tim cấp”. Siêu âm phổi có ưu điểm là nhanh, không xâm lấn, có thể làm lại nhiều lần và có độ chính xác cao để giúp các bác sĩ xác định nhanh nhất các bất thường xảy ra tại màng phổi và phổi như xẹp phổi, tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi....
* Các dấu hiệu trong siêu âm phổi:
Thông qua một trường hợp bệnh cụ thể, BsCKI Đỗ Đức Hiệp đã chia sẻ vai trò của siêu âm phổi trong chẩn đoán ca bệnh để từ đó có hướng xử trí hiệu quả, đem lại niềm hy vọng cho người bệnh.
BsCKI Đỗ Đức Hiệp, Khoa Hồi sức cấp cứu
Những thông tin hữu ích mà các báo cáo viên chia sẻ trong Hội thảo lần này đã phần nào cung cấp kiến thức rất bổ ích cho các bác sĩ lâm sàng trong điều trị bệnh hô hấp.
Ths Phạm Thị Hoa