Việt Nam cam kết, đầu tư, hành động để chấm dứt bệnh lao
Việt Nam cam kết, đầu tư, hành động để chấm dứt bệnh lao
Bệnh viện Phổi Hải Dương
19-03-2025 | 05:36
Chủ đề của Ngày Thế giới Phòng chống Lao năm 2025 là "Việt Nam cam kết, đầu tư, hành động để chất dứt bệnh lao", thể hiện quyết tâm cao của Việt Nam trong cam kết, đầu tư nguồn lực bền vững và hành động hiệu quả nhằm hướng tới mục tiêu chấm dứt bệnh lao.
Ngày Thế giới phòng chống lao (24/3) hàng năm là dịp nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với bệnh lao, đẩy mạnh nỗ lực chấm dứt bệnh lao trên toàn cầu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam là quốc gia thứ 11 trong số 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao, lao kháng thuốc cao trên thế giới. Mỗi năm Việt Nam có khoảng 174.000 bệnh nhân lao và nếu không được chữa trị, mỗi người mắc lao sẽ lây nhiễm cho trung bình từ 10-15 người khác.
Chủ đề của Ngày Thế giới phòng chống lao tại Việt Nam năm 2025 là “VIỆT NAM CAM KẾT, ĐẦU TƯ, HÀNH ĐỘNG ĐỂ CHẤM DỨT BỆNH LAO”.
"Cam kết": Nhắc nhở những cam kết của các quốc gia tại Hội nghị Cấp cao của Liên hợp quốc về bệnh lao được tổ chức vào tháng 9 năm 2023. Tuy nhiên, chỉ cam kết thôi là chưa đủ, cần phải hành động cụ thể thông qua các chiến lược và chính sách cho hoạt động phòng chống lao tại mỗi quốc gia.
“Đầu tư”: Cần đẩy mạnh, mở rộng đầu tư đa dạng các nguồn lực để đẩy nhanh nỗ lực chấm dứt bệnh lao vào năm 2030.
"Hành động": Thực hiện các cam kết và đầu tư hiệu quả thể hiện ở kết quả can thiệp trên những người hưởng lợi trực tiếp bị ảnh hưởng bởi bệnh lao. Cần tăng cường mở rộng các biện pháp can thiệp dựa trên bằng chứng, phát hiện chủ động, tích cực ca bệnh lao, chẩn đoán sớm và chính xác, điều trị dự phòng và chăm sóc chất lượng cao cho bệnh lao. Sự tham gia của cộng đồng, xã hội và sự hợp tác đa ngành là điều cần thiết để thực hiện.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến công tác phòng chống lao được thể hiện thông qua sự cam kết mạnh mẽ trong công tác phòng chống bệnh lao với nhiều chính sách và hành động cụ thể. Năm 2024, CTCLQG đã đạt được kết quả tốt nhất từ trước đến nay với số bệnh nhân lao được phát hiện và thu nhận vào điều trị là hơn 113 nghìn ca bệnh (tăng 7% so với năm 2023), tỷ lệ lao có bằng chứng vi khuẩn là trên 70%, tỷ lệ điều trị thành công đạt trên 90% (cao hơn tỷ lệ này trên toàn cầu ở mức 88%).
Mỗi người đều có thể góp phần vào cuộc chiến chống bệnh lao. Hãy chung tay tạo nên một cộng đồng khỏe mạnh hơn bằng cách chia sẻ thông tin, tham gia các hoạt động phòng ngừa và hỗ trợ những người bị ảnh hưởng bởi bệnh lao.
Hy vọng các thông điệp này sẽ giúp nâng cao nhận thức và hành động hiệu quả trong việc chống lại bệnh lao trong Ngày Thế giới phòng chống lao 2025!
Ngày Thế giới phòng chống lao (24/3) hàng năm là dịp nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với bệnh lao, đẩy mạnh nỗ lực chấm dứt bệnh lao trên toàn cầu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam là quốc gia thứ 11 trong số 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao, lao kháng thuốc cao trên thế giới. Mỗi năm Việt Nam có khoảng 174.000 bệnh nhân lao và nếu không được chữa trị, mỗi người mắc lao sẽ lây nhiễm cho trung bình từ 10-15 người khác.
Chủ đề của Ngày Thế giới phòng chống lao tại Việt Nam năm 2025 là “VIỆT NAM CAM KẾT, ĐẦU TƯ, HÀNH ĐỘNG ĐỂ CHẤM DỨT BỆNH LAO”.
"Cam kết": Nhắc nhở những cam kết của các quốc gia tại Hội nghị Cấp cao của Liên hợp quốc về bệnh lao được tổ chức vào tháng 9 năm 2023. Tuy nhiên, chỉ cam kết thôi là chưa đủ, cần phải hành động cụ thể thông qua các chiến lược và chính sách cho hoạt động phòng chống lao tại mỗi quốc gia.
“Đầu tư”: Cần đẩy mạnh, mở rộng đầu tư đa dạng các nguồn lực để đẩy nhanh nỗ lực chấm dứt bệnh lao vào năm 2030.
"Hành động": Thực hiện các cam kết và đầu tư hiệu quả thể hiện ở kết quả can thiệp trên những người hưởng lợi trực tiếp bị ảnh hưởng bởi bệnh lao. Cần tăng cường mở rộng các biện pháp can thiệp dựa trên bằng chứng, phát hiện chủ động, tích cực ca bệnh lao, chẩn đoán sớm và chính xác, điều trị dự phòng và chăm sóc chất lượng cao cho bệnh lao. Sự tham gia của cộng đồng, xã hội và sự hợp tác đa ngành là điều cần thiết để thực hiện.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến công tác phòng chống lao được thể hiện thông qua sự cam kết mạnh mẽ trong công tác phòng chống bệnh lao với nhiều chính sách và hành động cụ thể. Năm 2024, CTCLQG đã đạt được kết quả tốt nhất từ trước đến nay với số bệnh nhân lao được phát hiện và thu nhận vào điều trị là hơn 113 nghìn ca bệnh (tăng 7% so với năm 2023), tỷ lệ lao có bằng chứng vi khuẩn là trên 70%, tỷ lệ điều trị thành công đạt trên 90% (cao hơn tỷ lệ này trên toàn cầu ở mức 88%).
Mỗi người đều có thể góp phần vào cuộc chiến chống bệnh lao. Hãy chung tay tạo nên một cộng đồng khỏe mạnh hơn bằng cách chia sẻ thông tin, tham gia các hoạt động phòng ngừa và hỗ trợ những người bị ảnh hưởng bởi bệnh lao.
Hy vọng các thông điệp này sẽ giúp nâng cao nhận thức và hành động hiệu quả trong việc chống lại bệnh lao trong Ngày Thế giới phòng chống lao 2025!
ThS Vũ Thị Phương - PTP Chỉ đạo tuyến