Lượng thanh niên 10-24 tuổi bị lao gia tăng, chiếm đến 17% tổng số bệnh nhân lao trên toàn cầu, theo PGS.TS Nguyễn Bình Hòa.
PGS.TS Nguyễn Bình Hòa - Phó giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương kiêm Phó trưởng ban điều hành Chương trình Chống lao Quốc gia Việt Nam - cho biết Việt Nam đứng 11/30 nước có gánh nặng về lao và bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất toàn cầu. Theo báo cáo của WHO, ước tính mỗi năm, tại Việt Nam có khoảng 169.000 ca bệnh lao mới mắc, 8.900 trường hợp kháng đa thuốc và khoảng 14.200 ca tử vong.
PGS Bình Hòa phân tích Covid-19 tác động nghiêm trọng đến công tác chẩn đoán, điều trị lao. Cụ thể trước dịch, tỷ lệ bệnh nhân lao mới toàn cầu giảm 1,5-2% mỗi năm, nhưng đến 2021 tăng trở lại 3,6%. Nguyên nhân là khó tiếp cận các dịch vụ chẩn đoán, trị bệnh ở thời điểm giãn cách. Thậm chí, số ca tử vong do lao năm 2021 tăng khoảng 30% so với 2020.
"Số bệnh nhân lao được phát hiện, điều trị giảm hơn 22% so với cùng kỳ năm trước, dẫn đến ca tử vong gia tăng. Số liệu trên cho thấy việc phát hiện sớm và đưa vào điều trị là mấu chốt trong công tác chống lao", PGS.TS Nguyễn Bình Hòa nhấn mạnh.
Các tổ chức quốc tế tại Việt Nam đánh giá hoạt động phát hiện, chống lao ở các địa phương đã trở về trạng thái như trước đại dịch. Theo báo cáo gần nhất của Chương trình Chống lao Quốc gia, Việt Nam duy trì tỷ lệ điều trị thành công trên 90% ca mới lẫn tái phát.
Phối hợp y tế công tư (Public Private Mix) là cách góp phần phát hiện sớm ca bệnh. Mô hình này khuyến khích phòng khám khối tư nhân chuyển người có dấu hiệu nghi lao đến các cơ sở chống lao để phối hợp chẩn đoán và điều trị. Chương trình phối hợp giữa các quốc gia cũng hiệu quả, điển hình là "Diễn đàn phòng chống lao châu Á - Thái Bình Dương 2022" do Johnson & Johnson thực hiện cùng Chương trình lao Quốc gia của Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.
PGS.TS Nguyễn Bình Hòa phát biểu tại hội nghị về lao cuối năm ngoái. Ảnh: Nhân vật cung cấp
PGS.TS Nguyễn Bình Hòa nhấn mạnh lấy thanh thiếu niên là nòng cốt để nhanh chóng đạt mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào 2030. Ông lý giải thực trạng mắc lao ở thanh niên còn rất nặng nề, ước tính khoảng 1,8 triệu người từ 10-24 tuổi bị lao, chiếm 17% tổng số ca bệnh trên toàn cầu. Thực tế, người trẻ ít chăm sóc sức khỏe do thiếu nhận thức về triệu chứng lao, nỗi sợ bị kỳ thị, khó tiếp cận hệ thống y tế lẫn thiếu sự hỗ trợ của gia đình và xã hội.
"Tuy nhiên, thanh niên Việt Nam là thế hệ sáng tạo, có khả năng tác động đến người xung quanh. Trong bối cảnh công nghệ phát triển, việc truyền tải thông tin và tạo ảnh hưởng trong cộng đồng này diễn ra nhanh. Do đó, thanh thiếu niên đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực chống lại bệnh lao ở Việt Nam và khu vực", PGS cho hay.
Để thu hút nhóm người trẻ, cần triển khai chuỗi sáng kiến mới mẻ và gần gũi. Đơn cử, Johnson & Johnson và cộng sự ra mắt trò chơi "Chiến binh chống lao" trên Facebook, Instagram và website. Người chơi được cung cấp thông tin liên quan bệnh này như triệu chứng thường gặp, các yếu tố nguy cơ... Mỗi cá nhân có thể thử thách nhiều lần để đạt thành tích cao nhất, ghi tên vào bảng thành tích chung.
Khi truy cập website, người chơi được giao nhiệm vụ tìm kiếm các nhân vật có triệu chứng hoặc yếu tố nguy cơ mắc lao trong thời gian ngắn nhất. Từ đó, họ có thêm thông tin về bệnh lao.
Trước đó ngày 4/12/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Ủy ban Quốc gia về chấm dứt lao, chỉ đạo, đôn đốc, điều phối các bộ ngành, đoàn thể tham gia công cuộc phòng chống bệnh.
Hiện Chương trình Chống lao Quốc gia Việt Nam có 53 bệnh viện chuyên khoa ở cả trung ương lẫn địa phương, với hơn 19.000 cán bộ chống lao, phổi đã qua đào tạo. "Chúng ta vẫn cần sự chủ động của cộng đồng, tăng cường phát hiện sớm ca bệnh, ngăn chặn các nguồn lây, xóa bỏ rào cản tiếp cận dịch vụ chẩn đoán, điều trị... Nói cách khác, chấm dứt lao đòi hỏi các ban ngành, toàn xã hội cùng phối hợp hành động để cung cấp dịch vụ phù hợp, đúng nơi, đúng thời điểm và tạo môi trường an toàn", PGS Nguyễn Bình Hòa nói thêm.
Trích nguồn tin: Hiếu Châu - Báo điện tử vnexpress.net
Đã tặng
308
21
0
66
Bạn đọc thấy nội dung hay hãy ấn tặng sao, tác
giả sẽ thêm động lực viết bài báo khác hay hơn, cảm ơn bạn.
PGS.TS Nguyễn Bình Hòa - Phó giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương kiêm Phó trưởng ban điều hành Chương trình Chống lao Quốc gia Việt Nam - cho biết Việt Nam đứng 11/30 nước có gánh nặng về lao và bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất toàn cầu. Theo báo cáo của WHO, ước tính mỗi năm, tại Việt Nam có khoảng 169.000 ca bệnh lao mới mắc, 8.900 trường hợp kháng đa thuốc và khoảng 14.200 ca tử vong.
PGS Bình Hòa phân tích Covid-19 tác động nghiêm trọng đến công tác chẩn đoán, điều trị lao. Cụ thể trước dịch, tỷ lệ bệnh nhân lao mới toàn cầu giảm 1,5-2% mỗi năm, nhưng đến 2021 tăng trở lại 3,6%. Nguyên nhân là khó tiếp cận các dịch vụ chẩn đoán, trị bệnh ở thời điểm giãn cách. Thậm chí, số ca tử vong do lao năm 2021 tăng khoảng 30% so với 2020.
"Số bệnh nhân lao được phát hiện, điều trị giảm hơn 22% so với cùng kỳ năm trước, dẫn đến ca tử vong gia tăng. Số liệu trên cho thấy việc phát hiện sớm và đưa vào điều trị là mấu chốt trong công tác chống lao", PGS.TS Nguyễn Bình Hòa nhấn mạnh.
Các tổ chức quốc tế tại Việt Nam đánh giá hoạt động phát hiện, chống lao ở các địa phương đã trở về trạng thái như trước đại dịch. Theo báo cáo gần nhất của Chương trình Chống lao Quốc gia, Việt Nam duy trì tỷ lệ điều trị thành công trên 90% ca mới lẫn tái phát.
Phối hợp y tế công tư (Public Private Mix) là cách góp phần phát hiện sớm ca bệnh. Mô hình này khuyến khích phòng khám khối tư nhân chuyển người có dấu hiệu nghi lao đến các cơ sở chống lao để phối hợp chẩn đoán và điều trị. Chương trình phối hợp giữa các quốc gia cũng hiệu quả, điển hình là "Diễn đàn phòng chống lao châu Á - Thái Bình Dương 2022" do Johnson & Johnson thực hiện cùng Chương trình lao Quốc gia của Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.
PGS.TS Nguyễn Bình Hòa phát biểu tại hội nghị về lao cuối năm ngoái. Ảnh: Nhân vật cung cấp
PGS.TS Nguyễn Bình Hòa nhấn mạnh lấy thanh thiếu niên là nòng cốt để nhanh chóng đạt mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào 2030. Ông lý giải thực trạng mắc lao ở thanh niên còn rất nặng nề, ước tính khoảng 1,8 triệu người từ 10-24 tuổi bị lao, chiếm 17% tổng số ca bệnh trên toàn cầu. Thực tế, người trẻ ít chăm sóc sức khỏe do thiếu nhận thức về triệu chứng lao, nỗi sợ bị kỳ thị, khó tiếp cận hệ thống y tế lẫn thiếu sự hỗ trợ của gia đình và xã hội.
"Tuy nhiên, thanh niên Việt Nam là thế hệ sáng tạo, có khả năng tác động đến người xung quanh. Trong bối cảnh công nghệ phát triển, việc truyền tải thông tin và tạo ảnh hưởng trong cộng đồng này diễn ra nhanh. Do đó, thanh thiếu niên đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực chống lại bệnh lao ở Việt Nam và khu vực", PGS cho hay.
Để thu hút nhóm người trẻ, cần triển khai chuỗi sáng kiến mới mẻ và gần gũi. Đơn cử, Johnson & Johnson và cộng sự ra mắt trò chơi "Chiến binh chống lao" trên Facebook, Instagram và website. Người chơi được cung cấp thông tin liên quan bệnh này như triệu chứng thường gặp, các yếu tố nguy cơ... Mỗi cá nhân có thể thử thách nhiều lần để đạt thành tích cao nhất, ghi tên vào bảng thành tích chung.
Khi truy cập website, người chơi được giao nhiệm vụ tìm kiếm các nhân vật có triệu chứng hoặc yếu tố nguy cơ mắc lao trong thời gian ngắn nhất. Từ đó, họ có thêm thông tin về bệnh lao.
Trước đó ngày 4/12/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Ủy ban Quốc gia về chấm dứt lao, chỉ đạo, đôn đốc, điều phối các bộ ngành, đoàn thể tham gia công cuộc phòng chống bệnh.
Hiện Chương trình Chống lao Quốc gia Việt Nam có 53 bệnh viện chuyên khoa ở cả trung ương lẫn địa phương, với hơn 19.000 cán bộ chống lao, phổi đã qua đào tạo. "Chúng ta vẫn cần sự chủ động của cộng đồng, tăng cường phát hiện sớm ca bệnh, ngăn chặn các nguồn lây, xóa bỏ rào cản tiếp cận dịch vụ chẩn đoán, điều trị... Nói cách khác, chấm dứt lao đòi hỏi các ban ngành, toàn xã hội cùng phối hợp hành động để cung cấp dịch vụ phù hợp, đúng nơi, đúng thời điểm và tạo môi trường an toàn", PGS Nguyễn Bình Hòa nói thêm.
Trích nguồn tin: Hiếu Châu - Báo điện tử vnexpress.net