Bệnh lao phổi: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh lao phổi: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh viện Phổi Hải Dương
08-06-2022 | 00:00
Bệnh lao phổi hiện nay đã được chữa khỏi hoàn toàn với những tiến bộ của y học hiện đại. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu biết cặn kẽ dẫn đến không tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị làm cho tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
Có mấy thể lao phổi?
Lao phổi chia làm hai thể chính là lao phổi và lao ngoài phổi. Lao phổi chiếm 80% các trường hợp mắc lao, đó là những bệnh nhân khi xét nghiệm đờm có vi khuẩn lao là nguồn lây truyền bệnh cho người sống xung quanh. Bệnh lao ngoài phổi gồm nhiều loại như: lao hạch bạch huyết, lao màng phổi, lao màng não, lao màng bụng, lao ruột, lao xương khớp, lao hệ sinh dục - tiết niệu. Bệnh lao ngoài phổi không có nguy cơ lây bệnh cho người khác.
Bệnh lao được coi là bệnh xã hội nên được điều trị miễn phí ở khắp các bệnh viện chuyên khoa từ trung ương tới cơ sở.
Nguyên nhân gây bệnh
Vi khuẩn MTB (Mycobacterim tuberculosis) được coi là nguyên nhân chính gây ra bệnh lao phổi và lan truyền từ người này sang người khác qua đường hô hấp. Bệnh không có tính di truyền như nhiều người lầm tưởng.
Môi trường không khí ô nhiễm có nhiều khói bụi, ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lao phát triển và gây bệnh.
Tiếp cúc với người mắc bệnh lao hoặc các loại chất thải chứa vi khuẩn lao có thể bị lây nhiễm bệnh. Ngoài ra, việc sử dụng các loại thực phẩm chứa vi khuẩn lao, ăn vật nuôi nhiễm lao cũng có thể khiến chúng ta bị nhiễm lao.
Triệu chứng của lao phổi
Ho là triệu chứng của nhiều bệnh phổi nhưng nếu bệnh nhân ho trên ba tuần không phải do viêm phổi, viêm phế quản, giãn phế quản, ung thư phổi mà dùng thuốc kháng sinh không khỏi thì phải nghĩ tới bệnh lao. Đặc biệt, nếu có triệu chứng ho ra máu cần đi kiểm tra ngay vì nó có thể là biểu hiện của nhiều loại bệnh như từ các bệnh phổi - phế quản (viêm phổi, viêm phế quản, áp xe phổi, ung thư phổi, phế quản...) đến các bệnh ngoài đường hô hấp như tim mạch (suy tim, tăng huyết áp...), bệnh toàn thân (rối loạn đông máu, chảy máu, thiếu hụt vitamin C...).
Đau ngực, khó thở là triệu chứng dễ nhận thấy của bệnh lao phổi. Không chỉ thế, người bệnh có thể sụt cân, gầy gò ốm yếu.
Sốt là triệu chứng thường gặp của người lao phổi. Có thể là sốt cao, bất thường nhưng đa số là sốt nhẹ về chiều. Nếu bị sốt kèm theo các triệu chứng như ho, khạc đờm, ho ra máu,... cần đến khám, xét nghiệm lao phổi càng sớm càng tốt.
Ra mồ hôi về ban đêm (mồ hôi trộm) là một dấu hiệu của bệnh lao phổi dễ nhận thấy nhất. Ngoài ra, người bệnh lao có biểu hiện chán ăn, mệt mỏi.
Một số biến chứng của bệnh lao phổi nếu không điều trị kịp thời
Nếu không điều trị kịp thời, bệnh lao phổi có thể gây ra một số biến chứng nặng như tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi, ho ra máu. Những biến chứng này khiến cho quá trình điều trị lao phổi trở nên phức tạp hơn.
Ngoài ra, sau khi chữa khỏi bệnh lao phổi vẫn có thể để lại một số di chứng như: dãn phế quản, suy hô hấp mãn, tràn khí màng phổi, u nấm phổi...
Đức Thành (ST)
Đã tặng
0
0
0
0
Bạn đọc thấy nội dung hay hãy ấn tặng sao, tác
giả sẽ thêm động lực viết bài báo khác hay hơn, cảm ơn bạn.
Có mấy thể lao phổi?
Lao phổi chia làm hai thể chính là lao phổi và lao ngoài phổi. Lao phổi chiếm 80% các trường hợp mắc lao, đó là những bệnh nhân khi xét nghiệm đờm có vi khuẩn lao là nguồn lây truyền bệnh cho người sống xung quanh. Bệnh lao ngoài phổi gồm nhiều loại như: lao hạch bạch huyết, lao màng phổi, lao màng não, lao màng bụng, lao ruột, lao xương khớp, lao hệ sinh dục - tiết niệu. Bệnh lao ngoài phổi không có nguy cơ lây bệnh cho người khác.
Bệnh lao được coi là bệnh xã hội nên được điều trị miễn phí ở khắp các bệnh viện chuyên khoa từ trung ương tới cơ sở.
Nguyên nhân gây bệnh
Vi khuẩn MTB (Mycobacterim tuberculosis) được coi là nguyên nhân chính gây ra bệnh lao phổi và lan truyền từ người này sang người khác qua đường hô hấp. Bệnh không có tính di truyền như nhiều người lầm tưởng.
Môi trường không khí ô nhiễm có nhiều khói bụi, ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lao phát triển và gây bệnh.
Tiếp cúc với người mắc bệnh lao hoặc các loại chất thải chứa vi khuẩn lao có thể bị lây nhiễm bệnh. Ngoài ra, việc sử dụng các loại thực phẩm chứa vi khuẩn lao, ăn vật nuôi nhiễm lao cũng có thể khiến chúng ta bị nhiễm lao.
Triệu chứng của lao phổi
Ho là triệu chứng của nhiều bệnh phổi nhưng nếu bệnh nhân ho trên ba tuần không phải do viêm phổi, viêm phế quản, giãn phế quản, ung thư phổi mà dùng thuốc kháng sinh không khỏi thì phải nghĩ tới bệnh lao. Đặc biệt, nếu có triệu chứng ho ra máu cần đi kiểm tra ngay vì nó có thể là biểu hiện của nhiều loại bệnh như từ các bệnh phổi - phế quản (viêm phổi, viêm phế quản, áp xe phổi, ung thư phổi, phế quản...) đến các bệnh ngoài đường hô hấp như tim mạch (suy tim, tăng huyết áp...), bệnh toàn thân (rối loạn đông máu, chảy máu, thiếu hụt vitamin C...).
Đau ngực, khó thở là triệu chứng dễ nhận thấy của bệnh lao phổi. Không chỉ thế, người bệnh có thể sụt cân, gầy gò ốm yếu.
Sốt là triệu chứng thường gặp của người lao phổi. Có thể là sốt cao, bất thường nhưng đa số là sốt nhẹ về chiều. Nếu bị sốt kèm theo các triệu chứng như ho, khạc đờm, ho ra máu,... cần đến khám, xét nghiệm lao phổi càng sớm càng tốt.
Ra mồ hôi về ban đêm (mồ hôi trộm) là một dấu hiệu của bệnh lao phổi dễ nhận thấy nhất. Ngoài ra, người bệnh lao có biểu hiện chán ăn, mệt mỏi.
Một số biến chứng của bệnh lao phổi nếu không điều trị kịp thời
Nếu không điều trị kịp thời, bệnh lao phổi có thể gây ra một số biến chứng nặng như tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi, ho ra máu. Những biến chứng này khiến cho quá trình điều trị lao phổi trở nên phức tạp hơn.
Ngoài ra, sau khi chữa khỏi bệnh lao phổi vẫn có thể để lại một số di chứng như: dãn phế quản, suy hô hấp mãn, tràn khí màng phổi, u nấm phổi...
Đức Thành (ST)