bvphoihaiduong@gmail.com Hotline 0964.911.616 - 0982.155.858

Bệnh viện Phổi Hải Dương tổ chức tập huấn “Cấp cứu ngừng tuần hoàn cơ bản” - đợt 2.

  • Bệnh viện Phổi Hải Dương

    12-01-2024

    Nhằm cập nhật kiến thức cho các bác sĩ, điều dưỡng và kỹ thuật viên trong bệnh viện về cấp cứu ngừng tuần hoàn cơ bản, cũng như nâng cao kỹ năng thực hành trong công tác cấp cứu người bệnh và chất lượng điều trị trong bệnh viện, Bệnh viện Phổi Hải Dương đã tổ chức Tập huấn & Thực hành “Cấp cứu ngừng tuần hoàn” -  đợt 2 do BsCKI Phạm Thị Mát trình bày.

     

    Buổi tập huấn có sự tham dự của Ths.Bs Trần Thị Mai - Phó Giám đốc bệnh viện, cùng các bác sĩ, điều dưỡng và kỹ thuật viên đang công tác tại các khoa/ phòng thuộc bệnh viện.

    Toàn cảnh buổi tập huấn tại hội trường lớn của bệnh viện

    1. Ngừng tuần hoàn hô hấp là gì?

    - Tình trạng tim ngừng bơm máu khiến máu không thể lưu thông đến các bộ phận khác của cơ thể được gọi là tình trạng ngừng tuần hoàn. Đây là vấn đề nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng hoặc có thể để lại những di chứng, tổn thương nghiêm trọng và vĩnh viễn nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời. 

    Bệnh nhân đột ngột rơi vào trạng thái mất ý thức

    - Khi ngừng tuần hoàn, dữ trữ oxy của não chỉ đảm bảo cũng cấp oxy trong 10-30 giây,  glucose dữ trữ chỉ đảm bảo cung cấp cho não trong 2-4 phút, càng cấp cứu muộn não càng bị tổn thương.

    - Đây là vấn đề nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng hoặc có thể để lại những di chứng, tổn thương nghiêm trọng và vĩnh viễn nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời.

    2. Triệu chứng và chẩn đoán.

    Dựa vào 3 triệu chứng cơ bản sau:

    + Mất ý thức: được xác định khi bệnh nhân gọi hỏi không có đáp ứng trả lời, không có phản xạ thức tỉnh.

    + Ngừng thở hoặc thở ngáp: xác định khi lồng ngực và bụng bệnh nhân hoàn toàn không có cử động thở.

    + Ngừng tim: khi mất mạch cảnh hoặc mất mạch bẹn.

    Ngoài ra bệnh nhân còn có các triệu chứng khác như: da nhợt nhạt hoặc tím tái, giãn đồng tử và mất phản xạ đồng tử với ánh sáng.

    Nếu bệnh nhân đang thở máy, hôn mê thì thấy monitor tim sẽ báo động, SpO2 giảm đột ngột...

    Báo cáo viên BsCKI Phạm Thị Mát, khoa Hồi sức cấp cứu

    3. Xử trí cấp cứu.

    Tại buổi tập huấn, qua 2 tình huống lâm sàng cụ thể BsCKI Phạm Thị Mát đã hướng dẫn chi tiết các bước cấp cứu ngừng tuần hoàn cơ bản cho toàn bộ bác sĩ và điều dưỡng tham gia buổi tập huấn và nhấn mạnh các lưu ý của cấp cứu ngừng tuần hoàn chất lượng cao:

    + Tiến hành cấp cứu người bệnh ngay tại chỗ để nhanh chóng tái lập tuần hoàn.

    + Ép tim mạnh (ít nhất 2 inch {5cm}); nhanh 100 -120 lần/ phút và để ngực nảy lên hoàn toàn (không tỳ tay).

    + Giảm thiểu gián đoạn khi ép tim (dưới 10s).

    + Thay người ép tim sau mỗi 2 phút hoặc sớm hơn nếu thấy mỏi.

    + Nếu chưa có đường thở nâng cao áp dụng tỷ lệ ép tim – thông  khí là 30:2

    + Tránh thông khí quá mức.

    Thảo luận sôi nổi với nhiều câu hỏi của các bác sỹ thực hành

    Buổi tập huấn đã dành thời gian thảo luận sôi nổi với nhiều câu hỏi của các bác sỹ, điều dưỡng, thực hành. Thông qua các câu hỏi này đã cung cấp kiến thức cập nhật về Cấp cứu ngừng tuần cơ bản cho cán bộ y tế.

     

    Ths Vũ Thị Mai Anh

     

     

    -----------------

    BỆNH VIỆN PHỔI HẢI DƯƠNG

    ???? Địa chỉ (chỉ đường bằng Google Maps):

    ☎ Hotline: 0964.911.616

    ???? Website: https://benhvienphoihaiduong.vn/

Đã tặng
365
26
22
52
Bạn đọc thấy nội dung hay hãy ấn tặng sao, tác giả sẽ thêm động lực viết bài báo khác hay hơn, cảm ơn bạn.

Bình luận


Đang xử lý
0964.911.616