bvphoihaiduong@gmail.com Hotline 0964.911.616 - 0982.155.858

Hội thảo sinh hoạt khoa học định kỳ tháng 11/2023

  • Bệnh viện Phổi Hải Dương

    30-11-2023

    Bệnh viện Phổi Hải Dương tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học định kỳ tháng 11/2023.

    Ngày 30/11/2023, Bệnh viện Phổi Hải Dương tổ chức Hội thảo sinh hoạt định kỳ với chủ đề Tiếp cận quản lý Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính” và “Cấp cứu ngừng tuần hoàn cơ bản”.

    Toàn cảnh buổi hội thảo tại hội trường lớn của bệnh viện (Nguồn ảnh: Phòng Điều dưỡng)

    Hội thảo có sự tham dự của Ts Nguyễn Văn Lưu - Giám đốc Bệnh viện, BsCKII Phan Thị Hoài Thu - PGĐ, Ths.Bs Trần Thị Mai - PGĐ, cùng các bác sỹ, dược sỹ lâm sàng, điều dưỡng và kỹ thuật viên trong bệnh viện.

    Ts Nguyễn Văn Lưu - Giám đốc Bệnh viện phát biểu khai mạc (Nguồn ảnh: Phòng Điều dưỡng)

    Chủ đề thứ nhất: Tiếp cận quản lý Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính” do Ths.Bs Đặng Thanh Xuân, trưởng khoa Khám bệnh trình bày. COPD là bệnh không lây nhiễm ở cộng đồng nhưng gây ảnh hưởng nặng nề cả về chất lượng cuộc sống và kinh tế cho người bệnh. Bài báo cáo của Bs Xuân tập trung vào các nội dung về Gánh nặng của đợt kịch phát COPD, Xử trí & dự phòng đợt cấp COPD theo GOLD 2023 và Quản lý ngoại trú bệnh nhân COPD hiệu quả.

    Báo cáo viên Ths.Bs Đặng Thanh Xuân, trưởng khoa Khám bệnh (Nguồn ảnh: Phòng Điều dưỡng)

    Theo Ths.Bs Đặng Thanh Xuân, bệnh nhân COPD thường xuyên đối mặt với nguy cơ gặp đợt kịch phát và dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng bao gồm: giảm chất lượng cuộc sống, tăng viêm, giảm chức năng phổi nhanh, tăng tỷ lệ nhồi máu cơ tim, tái nhập viện nhiều hơn, đợt cấp nhiều hơn và tăng nguy cơ tử vong. Hiện nay ICS/LABA là liệu pháp hiệu quả, an toàn trong quản lý COPD tại tuyến y tế cơ sở.

    Chủ đề thứ 2: Cấp cứu ngừng tuần hoàn cơ bản” do BsCKI Phạm Thị Mát trình bày. Cấp cứu ngừng tuần hoàn cơ bản là hỗ trợ chức năng sống cơ bản cho con người trong tình trạng khẩn cấp, giúp tưới máu não, tạng cho cơ thể khi tim ngừng đập hoặc hoạt động không hiệu quả. Về nguyên tắc, cấp cứu ngừng tuần hoàn là một tối cấp cứu, cần tiến hành cấp cứu ngay tại chỗ để nhanh chóng tái lập tuần hoàn.

    Báo cáo viên BsCKI Phạm Thị Mát, Khoa Hồi sức cấp cứu (Nguồn ảnh: Phòng Điều dưỡng)

    Thông qua 2 tình huống lâm sàng, Bs Mát đã chỉ ra được vai trò quan trọng của cấp cứu ngừng tuần hoàn cơ bản. Trong quá trình cấp cứu ngừng tuần hoàn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

    - Tổ chức lộn xộn, không có người trưởng nhóm;

    - Ép tim quá nhanh, thông khí quá mức, tiêm adrenalin quá nhiều;

    - Đặt Nội khí quản khó khăn mất thời gian, không đúng vị trí, ảnh hưởng đến ép tim và thông khí.

    Hội thảo khoa học đã dành thời gian thảo luận sôi nổi với nhiều câu hỏi của các bác sỹ thực hành. Thông qua các câu hỏi này đã cung cấp kiến thức cập nhật về quản lý và điều trị COPD và Cấp cứu ngừng tuần cơ bản cho cán bộ y tế.

    Thảo luận sôi nổi với nhiều câu hỏi của các bác sỹ thực hành (Nguồn ảnh: Phòng Điều dưỡng)

    Cuối buổi Hội thảo đại diện của 2 công ty Dược phẩm GSK và Astrazeneca đã giới thiệu các giải pháp giúp quản lý hiệu quả cho bệnh nhân Hen và COPD như Pulmicort (Astrazeneca) và Seretide, Trelegy Ellipta (SGK). Các giải pháp này được ví như món quà hơi thở cho bệnh nhân Hen và COPD.

     

    Ths Phạm Thị Hoa

     

     

Đã tặng
320
48
21
27
Bạn đọc thấy nội dung hay hãy ấn tặng sao, tác giả sẽ thêm động lực viết bài báo khác hay hơn, cảm ơn bạn.

Bình luận

Trần Thị Hoài Linh

Cảm ơn ban tổ chức, buổi sinh hoạt khoa học thật rất thiết thực và bổ ích!


Đang xử lý
0964.911.616